Giangtrang’s Blog

October 12, 2008

Đèn không hắt bóng

Filed under: Uncategorized — giangtrang @ 11:04 am
Tags:

Trong lúc lục lọi giá sách giữa một buổi chiều thườn thượt ngao ngán sau một thời gian dài không thèm muốn một món ăn tinh thần nào từ sách vở băng đĩa, ngoại trừ việc lê lết đến phòng thu Kiên Quyết để nghe ké vài đoạn thu jazz và thử vào nhạc cho vài ca khúcTrịnh Công Sơn còn muốn thử nghiệm hát thêm một lần nữa quay lại đúng cách xưa cũ của mình thì quyết định đọc Đèn không hắt bóng.

Những truyện kiểu này hay Murakami nếu đã cầm lên chỉ có nước vật bên này vã bên kia đọc đến hết mới chịu buông. Sau nhiều năm lại một lần đọc truyện cũ, có nhiều điều đã vỡ lẽ hơn. Có những câu hỏi đã trôi qua, có những câu hỏi mãi còn ở lại. Nhưng dù sao thì không nhất thiết phải tìm cho ra bằng đúng mọi câu trả lời.

Mượn tạm cái đoạn này ở đâu đó. Mình xưa nay rất kém bình sách. Chỉ biết đọc rồi ngấm ngầm im lặng.

**********

Thật khó ngờ rằng trong con mắt của Noriko Simura, nữ y tá 24 tuổi vẻ ngoài mờ nhạt, những sự kiện bên trong cái bệnh viện hạng trung Oriental ở Tokyo ấy được ghi lại sắc bén. Ở nơi lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, mọi thứ đều thể hiện đúng bản chất, trong thời hạn ngắn ngủi. Theo những sắp đặt ngẫu nhiên, đủ hạng người nối nhau chảy về bệnh viện. Đó là những thân phận cô độc, tuổi già khốn khó bị bệnh nan y. Đó là nữ ca sỹ ngôi sao truyền hình nổi tiếng với hình tượng trong trắng ngây thơ bí mật vào bệnh viện giải quyết cái thai. Ngay trong đội ngũ bác sỹ, y tá, cũng có vô vàn khác biệt: từ vị giám đốc bệnh viện tính tình hời hợt, hào hứng kiếm tiền trên các bệnh nhân cho đến những nhân viên bé nhỏ như Noriko, nhận hậu nhưng không có quyền lực, chỉ biết âm thầm bên trang bệnh án và các ca trực đêm. Dù ồn ào hay lặng lẽ, mỗi người đều phải đối diện với những vấn đề của riêng mình. Cách đương đầu và giải quyết chúng sẽ cho lời giải đáp câu hỏi “Anh là ai? Trình độ của anh ra sao? Hiểu biết cuộc đời của anh rộng lớn đến đâu?” chính xác hơn hết thảy những ảo tưởng và hào quang mà bằng cấp, danh tiếng hay tài sản có thể tạo ra.

Với một người trẻ vừa rời trường đại học, bước vào môi trường bệnh viện như bác sỹ thực tập Kobasi, suy nghĩ về nghề nghiệp thật tươi đẹp. Thế nhưng, cái lý tưởng quá đẹp đẽ lại là rào cản, khiến anh không thể tương thích với thực tế nghiệt ngã. Giỏi chuyên môn chỉ là một phần. Cuộc sống liên tục đặt ra thử thách tế vi, giải quyết chúng khó gấp nhiều lần ca phẫu thuật phức tạp: Trung thực cho báo chí biết cô ca sĩ ngôi sao vào bệnh viện nạo thai hay giữ bí mật bằng cách nói dối cô ấy bị đau ruột thừa? Với một bệnh nhân già mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa lại nghèo khó, có nên để cho họ được đi vào cái chết một cách thanh thản? Kiểu khúc mắc mà Kobasi vấp phải xem ra chúng ta vẫn phải đối diện hàng ngày, dưới những tình huống khác của những nghề nghiệp khác mà thôi, nhưng bản chất vẫn đúng là như vậy.

Vị bác sĩ bí ẩn Naoê chừng như là một phương án giải quyết những vấn đề mà Kobasi mắc phải. Đầy trải nghiệm, Naoê biết cách xoa dịu tinh thần người bệnh, giúp họ chấp nhận thực tế. Không lảng tránh mâu thuẫn, không khăng khăng mù quáng lao theo con đường duy nhất, phải biết uyển chuyển để cuộc sống vận hành theo đúng quy luật của nó. Làm được điều này, người ta mới vượt qua những biểu hiện thô sơ của tình thương yêu, đưa lòng nhân ái bước lên một tầm mức cao hơn, sâu sắc hơn. Đó mới là đích đến của sự trưởng thành, trong cả công việc và nhận thức cuộc đời.

Đèn không hắt bóng, tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Watanabe Zunichi không đơn thuần kể về đời sống bệnh viện. Nhìn góc độ khác, nó là câu chuyện tình yêu lạnh lùng, bí ẩn và gây đau đớn. Mối quan hệ giữa Noriko và bác sĩ Naoê phải chăng là tình yêu một chiều? Đứng bên cạnh vị bác sĩ tài hoa, hình ảnh của Noriko khá lặng lẽ. Yêu Naoê, tự nguyện gắn bó với anh, cô vẫn phải chứng kiến hàng loạt mối quan hệ bất thường của Naoê với những phụ nữ khác. Từ vợ và con gái của bác sĩ viện trưởng, cô gái quán bar, cho đến cả nàng ca sĩ ngôi sao… Nhưng đau khổ hơn hết, cô nhận ra Naoê là một pháo đài riêng, không cho cô thâm nhập, ngay cả những giây phút gần gũi nhất cả về thân xác lẫn tình cảm. “Noriko chấp nhận thái độ khép kín của anh. Thậm chí, cô còn đi đến chỗ tin rằng mối quan hệ của một người đàn ông và một người đàn bà tất nhiên phải như vậy: Một sự bột phát của dục vọng, và sau đó là một sự im lặng dửng dưng. Noriko chỉ thấy mình thanh thản khi nào ở trong phòng của Naoê, ở bên cạnh anh. Và ngay cả khi hai người đều im lặng thì trong lòng cô cũng tràn đầy hạnh phúc…”

Chỉ đến khi Naoê mất đi, bức màn bí mật mới được vén lên. Giữa bao nhiêu phụ nữ vây quanh, Naoê chỉ yêu quý một mình Noriko. Cô chính là mảnh gương cuộc đời để anh soi vào, là chỗ bấu víu duy nhất trong những cơn đau đớn tuyệt vọng vì cái chết gần kề. Nhưng vì kiêu hãnh và xót thương, anh không bao giờ phơi bày sự thật với cô. Tình yêu bền bỉ của Noriko được đền đáp, dù muộn mằn.

Về sau, Watanabe Zunichi vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng không thể vượt qua dấu ấn Đèn không hắt bóng. Nhiều thế hệ độc giả thuộc lòng tiểu thuyết độc đáo này, bởi không khí xám bạc dịu dàng đặc trưng Nhật Bản, bởi sự dằn vặt muôn thuở trước sự sống và cái chết. Và trước hết, đây là một câu chuyện song hành giữa sự cô độc và tình yêu. Đến phút chót, tình yêu đã cất lên tiếng nói cuối cùng, tràn đầy an ủi và vị tha.

3 Comments »

  1. thích truyện nay điên cuồng, hồi xưa ý,

    Comment by NIKITA Quỳnh — October 12, 2008 @ 8:25 am | Reply

  2. Ừ có lần hình như hồi ấy tiện thể thì mua cho chi đôi ba cuốn truyện đọc trong lúc tiêu sầu. Thế mà lại chọn cả cuốn dâng sầu này à he he 😀 Chỉ nhớ là có cuốn Chị thỏ bông ngồi cafe đọc xong 2 con cười khanh khách thô bỉ ấy chứ nhỉ 🙂

    Con rể khoẻ chưa? Mấy hôm tới mẹ vợ thu xếp qua thơm con rể nhé. Đang bận điên. Nhớ giữ sức khoẻ nhé em yêu, thu rồi đừng…chi mãi 😀

    Comment by gt — October 13, 2008 @ 9:24 am | Reply

  3. Hình như Trang tặng tôi truyện này đúng không? Và còn nói tôi giống nhân vật cái cô ý tá đó thì phải. Đọc lại mới nhớ là mình đọc rồi. Và nhớ là nó liên quan đến Trang. Tự dưng nhớ lại mang máng thế.

    Comment by Vi Q — October 13, 2008 @ 12:29 pm | Reply


RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Leave a comment